Một trong những vấn đề rất lớn của mọi người trong vấn đề tiền bạc là khả năng quản lý tài chính cá nhân kém. Bài viết sau đây Cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam xin giới thiệu cho bạn các phương pháp đơn giản để quản lý tiền bạc của mình và giúp nó sinh sôi nảy nở.
1. Phương pháp JARS
Phương pháp JARS (những chiếc hũ) là phương pháp quản lý chi tiêu mà qua đó bạn sẽ phân các khoản chi tiêu hàng tháng thành nhiều phần, mỗi phần bạn sẽ đặt vào một chiếc hũ vào đầu tháng để kiểm soát chi tiêu.
Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải bỏ tiền vào hũ. Bạn có thể đặt vào các phong bì, các ngăn tủ… để không phải sử dụng “thâm lậm” giữa các khoản.
Và bạn phải tuân thủ nguyên tắc: không bao giờ sử dụng âm số tiền đã đặt vào mỗi hũ.
Dưới đây là phân loại các khoản chi tiêu để bạn tham khảo:
1. NEC (Neccessities): Khoản tiêu dùng thiết yếu.
Dành cho các chi tiêu thiết yếu như tiền ăn, tiền nhà, tiền xăng, giao tiếp…
2. LTSS (Long term saving for spending account): Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai
Ví dụ tiết kiệm mua nhà, xe, cưới vợ… Số tiền này bạn nên đưa người thân giữ giúp.
3. EDU (Education account) – Tài khoản giáo dục.
Phục vụ cho việc nâng cấp bản thân như sách, các khóa học. Một trong những sai lầm lớn nhất của mọi người sau khi bước ra khỏi giảng đường là ngưng học tập. Phần lớn mọi người đều tập trung vào làm việc kiếm tiền mà quên đi việc nâng cấp bản thân. Hãy nhớ: đầu tư vào tự đào tạo là khoản đầu tư sinh lợi nhất.
4. FFA (Financial Freedom Account) – Tài khoản tự do tài chính.
Nếu bạn đang đi làm, bạn nên dành một phần thu nhập của mình để đầu tư vào các công việc tay trái. Đây là số tiền bạn sẵn sàng mạo hiểm cho các cơ hội, ý tưởng mới. Bạn có thể dành dụm hàng tháng để đủ tiền đầu tư vào một website, một dự án của bạn bè, thử chơi chứng khoán…
5. Play – Tài khoản hưởng thụ
Cuộc sống này thật đẹp, bạn không phải chờ đến lúc tuổi xế chiều mới bắt đầu hưởng thụ nó (mà đôi khi đến lúc đó thì cũng đã muộn). Hãy dùng một phần thu nhập để tự thưởng cho mình vì những nỗ lực của bạn trong suốt 1 tháng: ăn những món bạn yêu thích, một chuyến du lịch ngắn hạn, tự thưởng cho mình một bộ đồ mới…
6. Give – Tài khoản từ thiện
Hiếm có một người thành công nào không làm từ thiện. Có thể bạn là người vô thần và không tin vào luật nhân quả. Nhưng tin tôi đi, mỗi khi bạn cho đi bạn sẽ thấy cuộc sống này đẹp hơn nhiều, và mọi thứ tốt đẹp sẽ dần đến với bạn.
Hàng tháng, dùng số tiền này đóng góp cho các tổ chức từ thiện hoặc tặng cho những người nghèo khổ xung quanh bạn.
2. Tỉ lệ giữa các tài khoản như thế nào?
Tùy vào thu nhập bản thân hay mục tiêu mỗi giai đoạn mà bạn có thể cân đối các khoản trong JARS. Dưới đây là một ví dụ:
NEC – 65%
LTSS – 10%
EDU – 5%
FFA – 5%
Play – 10%
Give – 5%
LTSS – 10%
EDU – 5%
FFA – 5%
Play – 10%
Give – 5%
Bạn có thể tùy chỉnh tỉ lệ theo nhu cầu của mình.
3. Chi cho mình trước
Nhiều bạn cảm thấy khó khăn khi áp dụng JARS. Đặc biệt là vào cuối tháng, bạn thấy mình không còn dư đồng nào cho giáo dục, tiết kiệm, đầu tư.
Lý do là năng lực tự kỷ luật của phần lớn chúng ta đều rất kém. Việc đưa các khoản giáo dục, tiết kiệm, đầu tư vào mức độ ưu tiên thấp sẽ khiến bạn mắc kẹt vào “vòng chuột”
Có phải bạn đang trả tiền cho người khác trước?
Các khoản chi tiêu, đặc biệt là khoản tiêu dùng thiết yếu chính là chi tiền cho người khác: bạn trả tiền cho chủ nhà trọ, bạn trả tiền cho công ty điện thoại, công ty xăng, cho “con nhà người ta”,…
Trong khi các khoản giúp bạn gia tăng thu nhập chính là chi cho bạn: tự đào tạo, tham gia các khóa học, đọc sách, đầu tư vào công việc tay trái…
Từ hôm nay, bạn phải thay đổi thứ tự ưu tiên đó.
CÔNG THỨC GIÚP BẠN GIA TĂNG THU NHẬP:1. Đầu mỗi tháng, tổng kết số tiền kiếm được của tháng trước
2. Dùng số tiền đó, chia thành nhiều phần theo phương pháp JARS để sử dụng cho tháng hiện tại.
3. Lập tức sử dụng ngay 3 khoản: EDU, FFA, LTSS (hoặc đưa người thân giữ hộ nếu bạn muốn để dành)
4. Tiết kiệm hết mức có thể để đảm bảo các khoản còn lại không bị âm
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đủ chi tiêu cho các khoản thiết yếu?
Tin tôi đi, bạn có thể sống tốt với bất cứ số tiền nào. Chỉ là bạn không đủ can đảm để giảm bớt các nhu cầu cá nhân của mình thôi.
Thậm chí bạn có thể vay nợ nếu bạn không đủ chi tiêu cho các khoản thiết yếu. Nhưng hãy nhớ rằng: dù có vay nợ bạn vẫn phải chi tiêu cho 3 khoản ưu tiên trước: tiết kiệm, đầu tư, giáo dục.
Hãy trả cho mình trước!
Nguồn Peacat.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét