Robert Kiyosaki - diễn giả kiêm tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cha giàu cha nghèo" cho rằng, để thành công cần có kiến thức cùng cách thức tư duy, mạnh dạn hành động nắm bắt cơ hội.
Robert Kiyosaki kể rằng ông có hai người cha, một người giàu và một người nghèo - một người cha ruột và một người cha nuôi (cha của Mike - bạn thân của ông). Người cha ruột có bằng thạc sĩ, còn người cha nuôi thì chưa học hết lớp 8, nhưng cả hai người đều thành công trong sự nghiệp và có ảnh hưởng đến người khác. Cả hai đều khuyên bảo ông rất nhiều điều, nhưng những lời khuyên đó không giống nhau. Cả hai đều tin tưởng mãnh liệt vào sự học nhưng lại khuyên học những khóa học khác nhau.
Robert Kiyosaki.
Khi Robert Kiyosaki còn nhỏ, người cha nghèo thường nói rằng: "Đi học và đạt điểm tốt để con có thể có được một công việc tốt". Người cha đã lập trình cho ông chữ E (employee), như một phần tư của điều kiện dẫn đến thành công.
Còn người mẹ cho rằng: "Nếu con muốn giàu có, nên trở thành một bác sĩ hay luật sư. Bằng cách đó con sẽ luôn luôn có một nghề nghiệp". Bà đã lập trình cho ông chữ S (self-employed), thêm một phần tư nền tảng nữa.
Trong khi đó, người cha giàu của ông lại bảo: "Nếu muốn giàu có, con nên có công việc kinh doanh của riêng con". Người cha giàu khuyến khích ông học để trở thành một chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư trong B (big business) và I (investor), tạo nên góc phần tư còn lại.
Nhưng Robert Kiyosaki không muốn trở thành một nhân viên trong suốt cuộc đời mình, cũng không muốn đi học để trở thành một bác sĩ hay luật sư trong phần tư chữ S. Ông biết rằng cơ hội tốt nhất là trong phần tư B và I.
Kim tứ đồ của Robert Kiyosaki.
Để chọn được hướng đi phù hợp, Robert Kiyosaki thường xuyên phải tự hỏi mình: "Những phần hoặc góc phần tư nào là tốt nhất cho tôi?". Sau khi đã chọn được góc phần tư đem lại những cơ hội tốt nhất cho mình, Robert rút ra 4 bài học sau đây:
Muốn thành công phải học hỏi và trang bị kiến thức
Điều này có nghĩa rằng bạn không thể chỉ nghe những tư vấn của thị trường, bạn phải tự trang bị cho mình kiến thức.
Nếu không có kế hoạch đầu tư trang bị kiến thức cho bản thân thì nên làm mọi cách giữ tiền trong tài khoản hưu trí của mình và để nó vô ích ở trong ấy còn hơn mang đi đầu tư mà không có chút kiến thức nào dễ dẫn đến trắng tay. Nhưng nếu bạn muốn có một sự chuẩn bị để kiếm tiền trong thị trường bất kỳ, bạn cần phải hiểu làm thế nào để tiến hành việc đó.
Những cơ hội lớn đến ngay từ suy nghĩ
Người giàu biết cách tạo ra tiền. Các cơ hội lớn không đến từ việc quan sát, mà từ trong những suy nghĩ. Bạn cần phải tự học cách nhận ra các cơ hội.
Phải có mối quan hệ tốt với tiền bạc
Không phải vấn đề bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là bạn giữ được bao nhiêu tiền, nó gây khó khăn cho bạn như thế nào và bạn có thể giữ nó cho bao nhiêu thế hệ.
Để đạt được thành công, bạn phải đối xử với tiền như cách mà một người yêu hay ghen đối xử với người yêu của mình. Bạn phải cải thiện mối quan hệ của bạn với tiền bạc để trở thành một nhà triệu phú. Có một mối quan hệ lành mạnh với tiền đồng nghĩa với việc bạn có trách nhiệm, tôn trọng và làm những việc danh dự đối với tiền. Học cách xem tiền như một công cụ để trở thành những gì bạn muốn. Một khi bạn bắt đầu xem tiền là một người giải phóng hơn là một điều bất đắc dĩ thì bạn sẽ có thể đổi lại được một tinh thần tài chính thanh thản và thu hút thêm nhiều cơ hội.
Giành chiến thắng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào
Khác biệt duy nhất giữa người giàu và người nghèo là cách sử dụng thời gian. Những người nghèo, người bất hạnh, người không thành công và người không khỏe mạnh là những người sử dụng từ "ngày mai" thường xuyên nhất. Họ thường tìm ra những lý do để bao biện cho việc trì hoãn của mình. Còn những người thành công họ hành động bất chấp nỗi sợ hãi. Vì vậy hãy bắt tay vào công việc ngay ngày hôm nay với mục tiêu là chiến thắng.
Nguồn VNexpress
Cùng tư duy theo Robert Kiyosaki
Trả lờiXóa