CỘNG ĐỒNG KHỞI NGHIỆP

Bài viết về khởi nghiệp, tư duy, tài chính, bài học kinh doanh

LightBlog

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

5 bí mật tiền bạc mà không phải ai cũng biết

Trở nên giàu có dường như là điều bất khả thi bởi vì chúng ta không được dạy thực hành về điều này trong trường lớp. Nếu bạn đang muốn học hỏi nhiều hơn về tài chính cá nhân, dưới đây là 5 bí mật mà không phải ai cũng biết về tiền bạc.
Một người vừa tốt nghiệp tiến sĩ chia sẻ với tôi rằng: “Daniel, tôi 30 tuổi và đã theo đuổi sự nghiệp học hành suốt 25 năm nay. Tôi chưa từng bao giờ học về tiền bạc cho tới khi tôi phải trả nợ. Để trả cả khoản nợ học phí và thẻ tín dụng, tôi đang phải trả ít nhất 2.000 đô mỗi tháng. Tôi nghĩ rằng bằng cấp của tôi sẽ giúp tôi thoát khỏi cánh nghèo đói. Tôi đang có một công việc với mức lương 100.000 đô một năm nhưng làm thế nào tôi có thể đạt được tự do tài chính?”.
Hãy tưởng tượng rằng: Một tiến sĩ không thể tận hưởng số tiền của mình cho tới khi anh ấy trả dứt được nợ ở tuổi 35. Chúng ta không bao giờ thực sự học được bất kỳ một bí quyết thực tế nào về tiền bạc từ xã hội. Cha mẹ, thầy cô giáo, ông chủ đều thất bại trong việc dạy chúng ta những quy tắc căn bản cần có để sống một cuộc đời thành công. Rốt cuộc chúng ta bế tắc với tiền bạc, dò dẫm tìm cách vượt qua các thất bại tài chính.
Trên truyền hình, các chuyên gia phân tích về thị trường chứng khoán. Họ đưa ra những thuật ngữ xa lạ mà hầu hết mọi người không bao giờ bận tâm để hiểu. Nhiều lần, chúng ta nghe về kế hoạch nghỉ hưu - thứ chẳng có nghĩa lý gì đối với những người trẻ. Trở nên giàu có dường như là điều bất khả thi bởi vì chúng ta không được dạy thực hành về điều này trong hệ thống giáo dục.
Những gì chúng ta phải làm là hiểu rõ tài chính cá nhân vận hành như thế nào nhưng chúng ta không thể làm điều đó bằng cách lảng tránh chủ đề này. Nếu bạn đang muốn học hỏi nhiều hơn về tài chính cá nhân, dưới đây là 5 bí mật tiền bạc mà hầu hết mọi người đều không biết:

1. Cha mẹ dạy chúng ta về giá trị tiền bạc
Hầu hết cách hành xử của chúng ta đối với tiền bạc đều bắt nguồn từ cha mẹ. Vài tháng trước, tôi tìm mua một chiếc máy tính xách tay. Tôi nhớ đến lời dặn của cha tôi: “Con trai, đừng nhận bảo hành. Đó là sự lãng phí tiền bạc khi mà con sẽ chẳng cần đến nó. Họ chỉ cố gắng bán thêm cho con mà thôi”. Đương nhiên, tôi đã không nhận bảo hành sản phẩm bởi vì tôi tin tưởng vào những gì cha tôi nói.
Hầu như tất cả những thứ bạn mua đều có xu hướng phải thông qua "sự chấp thuận của cha mẹ". Hầu hết mọi người không mua hàng hóa và dịch vụ nào đó chỉ đơn giản bởi vì họ biết cha mẹ họ sẽ không bao giờ chấp thuận. Tuy nhiên, cách nghĩ này có thể trở thành bất lợi nếu nó ngăn cản bạn biết được sự thật về tiền bạc.
Hầu hết các bậc làm cha làm mẹ thường dạy chúng ta “chơi an toàn”. Họ chỉ dạy chúng ta đến trường học và tìm một công việc. Con cái thường mâu thuẫn với cha  mẹ chính bởi lý do này. Cá nhân tôi nhận được rất nhiều thư từ những người trẻ cho rằng cha mẹ họ sẽ bất mãn nếu họ không nhận được tấm bằng đại học. Tất cả sẽ dẫn đến một nghĩa vụ sai lầm là làm hài lòng cha mẹ.
2. Trường học không phải là câu trả lời
Một sinh viên đại học thường tốt nghiệp ở độ tuổi 22 nhưng họ phải mất xấp xỉ 20 năm mới trả hết khoản nợ học phí gần 300 đô mỗi tháng. Khi họ trả hết nợ, thông thường là vào độ tuổi 40, ước mong của họ về một “cuộc sống tốt đẹp” ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khiến họ phung phí số tiền họ có thêm này để chi tiêu nhiều hơn cho bản thân và gia đình.
Và khi họ ở giữa độ tuổi 40, họ sẽ rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên. Tới lúc đó, họ mới nhận ra rằng mọi thứ họ làm đều là vì tiền. Trong khi nhiều người tới trường để thu nạp kiến thức và lấy bằng cấp, có những người đi học chỉ đơn giản bởi “tình yêu tiền bạc”. Vì lẽ đó, vài người trong số họ rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến những cách hành xử tích cực hoặc tiêu cực.
“Tôi chưa bao giờ để trường lớp can thiệp vào việc học hành của tôi” - Mark Twain
Dù thế nào, trường học cũng không phải là câu trả lời cho vấn đề tự do tài chính mà nó thường khiến bạn rơi vào cảnh nghèo khó. Hầu hết mọi người thường học những kiến thức không liên quan và những kỹ năng không mấy hữu ích. Lựa chọn tốt hơn cho bạn là đọc sách, tham dự các buổi hội thảo và thuê chuyên gia huấn luyện, cách làm này chỉ tốn một khoản nhỏ so với học phí đi học. Thêm vào đó, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn về tiền bạc nếu bạn tự học.

3. Từ bỏ tâm lý “Một ngày nào đó”
Rất nhiều người có trạng thái tâm lý “Một ngày nào đó”. Khi họ nhìn thấy một ngôi nhà tuyệt đẹp, họ sẽ nói “Một ngày nào đó, tôi sẽ đủ khả năng mua được căn nhà này”. Với tư duy này, bạn đã tách biệt bản thân về mặt cảm xúc với việc sở hữu ngôi nhà và điều này có nghĩa là bạn đã giả như lòng tự tôn của bạn không tồn tại.
Thay vào đó, bạn nên nói rằng, “Ngôi nhà đó thuộc về tôi ngay từ bây giờ và tôi sẽ làm mọi việc để sở hữu nó”. Thái độ này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của bạn rằng ngôi nhà (hoặc một thứ gì đó) là của bạn. Khi bạn đã khẳng định chắc chắn điều đó trong tâm trí, mọi hành động của bạn sẽ dẫn bạn đến việc chinh phục khát vọng, nếu khát vọng của bạn đủ mạnh mẽ.
Hơn thế nữa, nhiều người thường chờ đợi hoàn cảnh bên ngoài xảy ra trước khi họ hành động:  các hóa đơn thuế, con cái tốt nghiệp, thanh toán xong tiền mua xe,… Thói quen chờ đợi "một ngày nào đó" sẽ hạn chế bạn đáng kể, ngăn cản bạn khỏi những điều tốt đẹp mà lẽ ra bạn xứng đáng có được. Hãy giả như bạn có tất cả mọi thứ ngay bây giờ và bạn sẽ có mọi thứ sớm hơn bạn nghĩ!
4. Giàu có là một sự lựa chọn
Giàu có là sự lựa chọn của bạn. Không ai có thể lựa chọn điều đó thay bạn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không tự đưa ra quyết định - đơn giản bởi vì họ không nghĩ rằng họ có thể. Cách dễ nhất để quyết định là chấp thuận rằng bạn mong muốn sống theo một cách nhất định. Khi bạn làm như vậy, bạn phải phát triển thành các mục tiêu và phác thảo một kế hoạch hành động để đạt được các mục tiêu đó.
Thông thường, mọi người không lựa chọn giàu có vì họ bị vướng vào những thói quen khó từ bỏ. Họ thường lãng phí thời gian và tiền bạc để theo đuổi những thứ không xứng đáng: ma túy, quan hệ tình dục, cờ bạc, ngủ quá nhiều, vui chơi giải trí và các hành vi có hại khác. Những thói quen xấu này choán ngợp tâm trí bạn và ngăn cản bạn tư duy rõ ràng.
Lựa chọn giàu có là sự lựa chọn không thể tránh được. Những người không lựa chọn như vậy sẽ mơ hồ trong suốt phần đời còn lại. Thật không may, hầu hết mọi người đều chấp nhận lời nguyền nghèo khó (một cách vô tình), nhưng họ vẫn lựa chọn. Bằng cách lựa chọn giàu có, bạn sẽ chỉ theo đuổi các hoạt động lành mạnh và tạo ra lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu và loại bỏ những hoạt động không mang lại lợi nhuận.

5. Tránh xa những người có tư duy sai lầm

Rất nhiều người có những niềm tin sai lầm về tiền bạc. Nhiều giáo viên đã dạy rằng có tiền là xấu, điều đó khiến nhiều người cảm thấy tội lỗi về việc trở nên giàu có. Họ đi đến kết luận rằng hầu như tất cả những người giàu đều là kẻ  xấu.
Khi họ nhìn thấy những người có tiền, họ nói rằng chắc chắn những người giàu sẽ thiếu hụt một điều gì đó trong cuộc sống, điều đó khiến cho việc có nhiều tiền dường như là một điều khó tin. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ chán nản vì bạn có tiền. Tiền là tốt và bất cứ ai nói với bạn rằng bạn không cần có tiền chắc chắn là những người chả bao giờ có một xu dính túi.
Bạn có thể làm nhiều việc tốt hơn cho xã hội nếu bạn có tiền, bạn cũng sẽ kết bạn được với nhiều người hơn trong quá trình này. Tiền bạc cho phép bạn sống là chính bạn, hoàn thành các sứ mệnh của cuộc đời bạn. Thay vì tuân thủ theo những thói quen, hành vi và triết lý của người khác, bạn hãy tìm kiếm một hướng đi mới bằng cách kết bạn với những người thực sự hiểu giàu có nghĩa là gì.

Nếu bạn đang mưu cầu một cuộc sống thịnh vượng, hãy tìm hiểu những thái độ và hành vi của bạn liên quan đến tiền bạc. Bạn sẽ hiểu được chính mình và thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Cuối cùng, bạn sẽ trở nên giàu có bởi vì bạn đã nghiên cứu và áp dụng những chân lý giúp tăng cường mối quan hệ của bạn với tiền bạc.
Về tác giả:
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Nguồn hoclamgiau
Dịch từ Entrepreneur

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét